Chi tiết
1.THÀNH PHẦN: Mỗi 5 ml (1 thìa cà phê) có chứa:
Sắt nguyên tố (dạng Sắt (II) sulfat)...................................... 75 mg
Thiamin HCl (Vitamin B1)..................................................... 5 mg
Pyridoxin HCl (Vitamin B6)................................................... 5 mg
Acid folic (Vitamin B9)....................................................... 40 mcg
Cyanocobalamin (Vitamin B12)......................................... 75 mcg
Glucose............................................................................... 1500 mg
2.DƯỢC LÝ HỌC
- Sắt là một thành phần thiết yếu của cơ thể. Sắt tham gia vào quá trình tổng hợp hồng cầu và là thành phần của huyết cầu tố, giúp chuyên chở dưỡng khí đi nuôi các tế bào và giúp loại bỏ thán khí ra khỏi cơ thể. Sắt cũng là thành phần của nhiều loại enzym trong hệ miễn dịch để chống nhiễm vi khuẩn. Sắt có chức năng dự trữ oxy cho cơ bắp, vô hiệu hoá một số thành phần lạ xâm nhập vào cơ thể, tham gia tổng hợp các hoóc-môn tuyến tiền liệt.
- Vitamin nhóm B là nhóm vitamin có thể hoà tan trong nước, đóng vai trò rất quan trọng đối với các quá trình trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể và cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Chúng hoạt động như những coenzym trong nhiều phản ứng chuyển hoá và sinh hoá khác nhau. Trong cơ thể, thiamin được biến đổi thành thiamin pyrophosphat (TPP), một coenzym cần thiết cho sự oxy hoá hydrat cacbon; Pyridoxin được biến đổi thành pyridoxalphosphat, một coenzym cần thiết cho sự chuyển hoá các amino acid; Cyanocobalamin được biến đổi thành methylcobalamin và 5-deoxyadenosylcobalamin cần thiết cho sự chuyển hoá hydrat cacbon và chất béo; Acid folic cần thiết cho sự tổng hợp nucleoprotein và duy trì sự tạo hồng cầu.
3.DƯỢC ĐỘNG HỌC
Sắt được hấp thu chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng nhờ sự hỗ trợ của dịch tiết acid dạ dày hoặc các acid có trong thức ăn. Sự hấp thu cũng tăng lên khi cơ thể thiếu hụt sắt và giảm xuống nếu cơ thể đã quá dư thừa. Sau khi qua niêm mạc tiêu hoá, sắt đi thẳng vào máu, kết hợp với transferrin và được vận chuyển đến tuỷ xương để kết hợp thành hemoglobin.
Hầu hết sắt được phóng thích do sự phá huỷ hemoglobin và được cơ thể giữ lại và tái sử dụng. Sự bài tiết sắt chủ yếu xảy ra do sự bong tróc của các tế bào như da, màng nhầy tiêu hoá, móng tay, tóc; chỉ có một lượng nhỏ được bài tiết qua mật và mồ hôi.
Vitamin nhóm B được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hoá và phân phối rộng rãi trong các mô của cơ thể. Các vitamin nhóm này được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng chuyển hoá hoặc dạng không chuyển hoá.
4.CÔNG DỤNG
Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai và nuôi con bú. Bệnh thiếu sắt ở trẻ em.
5.ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
6.LIỀU DÙNG & CÁCH DÙNG
Liều dùng được tính theo sắt nguyên tố, uống 3 lần mỗi ngày:
* Trẻ em:
- Từ 4 - 6 tháng tuổi:……………………0,5 ml/lần.
- Từ 6 - 12 tháng tuổi:…………………..1,0 ml/lần.
- Từ 1 - 2 tuổi:…………………………..1,5 ml/lần.
- Từ 2 - 6 tuổi:…………………………..2,5 ml/lần.
- Từ 7 - 12 tuổi:…………………………5,0 ml/lần.
* Phụ nữ mang thai:………….…………………. 5,0 ml/lần.
7.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh nhiễm sắc tố sắt tiên phát, loét dạ dày, viêm ruột từng vùng và loét đại tràng.
8.BẢO QUẢN: Trong chai đậy kín, để nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 300C.
9.TIÊU CHUẨN: TCCS.
10.HẠN DÙNG: 24 tháng (kể từ ngày sản xuất).
11.QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Hộp 1 chai x 60 ml.